Cách viết CV thực tập ngành Công nghệ thông tin: Hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia
28/05/2024
Ngành Công nghệ thông tin phát triển giúp cơ hội nghề nghiệp của người lao động cũng mở rộng và phong phú hơn. Nhưng đối với 1 số sinh viên, việc tạo CV xin việc trong lĩnh vực này vẫn như 1 thách thức khó nhằn. Vậy hãy tham khảo cách viết CV thực tập ngành Công nghệ thông tin chi tiết nhất từ chuyên gia nhé.
1. Những gì nhà tuyển dụng muốn thấy ở CV thực tập ngành Công nghệ thông tin
Để CV ấn tượng với nhà tuyển dụng, trước tiên bạn cần hiểu nhà tuyển dụng muốn thấy những gì ở CV của bạn. Ở vị trí thực tập sinh ngành Công nghệ thông tin, họ sẽ đánh giá bạn qua:
Khả năng thành thạo công nghệ
Nhà tuyển dụng ưu tiên điều này vì 1 thực tập sinh IT cần có nền tảng vững chắc về công nghệ cũng như các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau để có thể đóng góp hiệu quả cho công việc.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tất nhiên vấn đề ở đây sẽ liên quan mật thiết đến công nghệ. Nó thể hiện chủ yếu qua phần kinh nghiệm làm việc, giúp nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng cũng như cách tư duy trong ngành của bạn.
Thái độ nhiệt tình, ham học hỏi
Nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên thể hiện được sự nhiệt tình trong việc học hỏi điều mới bởi nó phản ánh tiềm năng phát triển và khả năng đóng góp của ứng viên cho tập thể.
2. Làm cách nào để viết CV thực tập ngành Công nghệ thông tin khi chưa có kinh nghiệm?
Đây là nỗi lo của rất nhiều ứng viên bởi người ta hay nói phần kinh nghiệm làm việc chiếm tới 80% độ thành công của CV. Tuy nhiên trên thực tế, bạn đang apply cho vị trí thực tập, vậy nên yêu cầu công việc sẽ không quá cao. Vậy nên để vượt qua "chướng ngại" này, bạn có thể làm theo 4 gợi ý sau:
Nhấn mạnh mục tiêu và định hướng tương lai
Thường thì mục tiêu sẽ là phần để PR bản thân, nhưng khi mới ở vị trí thực tập thôi thì bạn nên tập trung vào định hướng, dự định phát triển sự nghiệp tương lai trong ngành Công nghệ thông tin. Hãy giới hạn nó trogn khoảng 3 - 4 câu, sử dụng ngôn ngữ tích cực, đặc biệt là thể hiện thái độ chủ động, sẵn sàng học hỏi và gắn bó với tập thể.
Thể hiện kinh nghiệm qua hoạt động
Với vị trí nhân viên thực tập thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu bạn phải có quá nhiều kinh nghiệm làm việc. Vậy nên ở phần này bạn chỉ cần thể hiện kỹ năng qua 1 số hoạt động đã từng tham gia.
Có 3 quy tắc để viết kinh nghiệm hiệu quả nhất:
- Nhấn mạnh những gì bạn học hỏi được từ các hoạt động trong quá khứ có liên quan tới ngành Công nghệ thông tin, ví dụ như giải quyết vấn đề, quản lý dự án hoặc sự thành thạo về kỹ thuật.
- Dùng số liệu để định lượng những đóng góp của bạn cho dự án. Nó sẽ giúp thông tin trở nên cụ thể và trực quan hơn.
- Thay vì diễn giải dài dòng, hãy bắt đầu phần mô tả công việc với các động từ mạnh để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, ví dụ như "phát triển" (developed), "dẫn dắt" (led) hay "triển khai" (implemented).
Chọn lọc kỹ năng chuyên môn 1 cách thông minh
Để trở thành thực tập sinh IT thì bạn cần rất nhiều kỹ năng, nhưng không phải cứ thế đưa hết chúng vào CV. Hãy nghiên cứu thật kỹ JD, lọc keywords cẩn thận rồi chọn khoảng 5 - 10 kỹ năng liên quan nhất là được.
Ví dụ trong JD có yêu cầu về "data security" thì CV của bạn nên có từ khóa đó. Việc này 1 phần giúp bạn thuận lợi vượt qua hệ thống lọc ATS, phần khác tăng "độ nhận diện" cho bản thân để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Liệt kê chứng chỉ liên quan
Chứng chỉ, bằng cấp là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực và nền tảng của bạn. Tuy nhiên, chúng đều phải liên quan tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, 1 số chứng chỉ cho ngành Công nghệ thông tin có thể kể tới CompTIA A+, HDI Support Certifications, CompTIA Cloud+, ITIL 4 Foundation IT Service Management Certifications hay Cisco Certified Network Associate.
3. 1 số thông tin ấn tượng để thêm vào CV thực tập ngành Công nghệ thông tin
Nếu đã viết hết kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng rồi mà CV thực tập vẫn còn quá ngắn, bạn có thể lựa chọn thêm 1 số thông tin dưới đây:
Dự án
Nêu 1 số dự án, hoạt động chuyên môn đã từng tham gia. Đó có thể là việc tổ chức sự kiện, tham gia hội thảo, nghiên cứu khoa học,... liên quan tới ngành Công nghệ thông tin.
Hoạt động xã hội
Kể về 1 số hoạt động tình nguyện, xã hội nào đó liên quan tới công nghệ để thể hiện những đóng góp với cộng đồng cũng như khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm.
Ngôn ngữ
Đây là 1 điểm cộng không chỉ với ngành Công nghệ thông tin mà còn với tất cả các ngành khác. Bạn có thể cụ thể hóa năng lực ngoại ngữ của mình với các chứng chỉ đã đạt được.
Sở thích
Chia sẻ 1 số đam mê liên quan tới công nghệ để thể hiện rõ hơn về cá tính và sở thích của bạn.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định việc viết CV thực tập ngành Công nghệ thông tin khi bạn chưa có kinh nghiệm không phải quá "bất khả thi". Tuy nhiên hãy chắc chắn tất cả những gì bạn ghi vào CV đều phải thể hiện năng lực, tiềm năng cũng như thật sự liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Chúc bạn thành công có được công việc mong muốn, đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp của bản thân.